Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có làm thay đổi phương thức hoạt động của công ty hay ảnh hưởng đến tên pháp nhân và các quyền lợi của công ty như các hạng mục đã đăng kí trước đó với cơ sở pháp lý của Việt Nam hay không? Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì? Quy trình thực hiện cùng thời gian hoàn thành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có nhanh chóng hay không? Nếu bạn đang có những vấn đề không thể giải đáp khi thay đổi loại hình doanh nghiệp, hãy tham khảo ngay bài viết sau của Nam Việt Luật chắc chắn đây sẽ là bài viết đem đến những thông tin quy định pháp lý rất hữu ích dành riêng cho các cá nhân, doanh nghiệp.


Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên
  • Chuyển đổi loại hình Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần
  • Chuyển đổi loại hình Công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên công ty cổ phần
  • Chuyển đổi loại hình Công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên, công ty TNHH một thành viên

Lưu ý: Doanh nghiệp không được chuyển đổi loại hình công ty đối với một số trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân không được chuyển thành công ty cổ phần
  • Công ty 1 thành viên không được chuyển thành công ty cổ phần
  • Công ty chỉ có duy nhất 2 thành viên không được chuyển lên công ty cổ phần
  • Công ty có điều kiện chuyển sang loại hình khác phải chứng minh lại điều kiện đó
  • Việc chuyển đổi loại hình chỉ được thực hiện từ DNTN lên TNHH, từ TNHH lên công ty cổ phần, DNTN không thể chuyển đổi trực tiếp lên công ty cổ phần.


Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì?

 Hiện nay, do nhu cầu thành lập công ty để phát triển sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng song song với đó là các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa. Tuy nhiên, khi các cá nhân, doanh nghiệp tự mình thực hiện các thủ tục thành lập công ty cũng sẽ cần bỏ ra một thời gian không nhỏ để tìm hiểu các loại hồ sơ giấy tờ. Đôi khi không nắm rõ các quy định của pháp luật sẽ gây không ít khó khăn trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Hiểu được điều đó, Nam Việt Luật đã biên soạn ra bài viết ngay sau đây để giải đáp cho câu hỏi thành lập công ty cần những gì để các doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm chuẩn bị để tiến hành việc mở công ty nhé!


Các điểm cần chú ý khi tiến hành mở công ty

  1. Điều kiện về tên công ty
  2. Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính công ty
  3. Quy định về mức vốn điều lệ
  4. Quy định về thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập công ty
  5. Quy định về người đại diện theo pháp luật
  6. Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh
  7. Quy định về con dấu của doanh nghiệp

Tìm hiểu về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là phần rất quan trọng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhưng có rất ít các cá nhân hay doanh nghiệp biết rõ vốn điều lệ là gìQuy định về việc góp vốn của các mô hình công ty như thế nào? Và những ảnh hưởng của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp khi đi vào hoạt động là gì? Hãy cùng Nam Việt Luật tham khảo qua bài viết sau đây để có thể nắm rõ những thông tin pháp lý cần thiết khi tiến hành thành lập công ty nhé!




Vốn điều lệ là gì?

– Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty;

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề;

– Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật…Nếu bị phát hiện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Pháp Luật.

Ý nghĩa của vốn điều lệ?

– Là phạm vi chịu trách nhiệm tài sản của công ty đối với các đối tác;

– Đối với trường hợp doanh nghiệp tư nhân thì có vốn đầu tư, được biểu thị trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên vì tính chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tư nhân, ý nghĩa của vốn điều lệ không được đặt ra.


>>> Tham khảo chi tiết tại: https://thanhlapdoanhnghiepvn.vn/dich-vu/quy-dinh-ve-von-dieu-le-6307

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Cách đặt tên công ty

 Đặt tên công ty như thế nào để gây ấn tượng và dễ nhớ không phải chuyện đơn giản. Đây là vấn đề gây tốn khá nhiều thời gian của người sáng lập doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm - dịch vụ của mình, đâu là sản phẩm - dịch vụ của đối thủ. Cùng tham khảo qua bài viết sau, Nam Việt Luật sẽ chia sẻ kinh nghiệm về cách đặt tên doanh nghiệp hay và ưng ý giúp bạn lựa chọn tên công ty phù hợp nhất


8 cách đặt tên công ty hay nhất theo xu hướng hiện đại:

  1. Đặt theo họ tên người sáng lập công ty
  2. Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số
  3. Đặt tên công ty có ngành nghề kinh doanh
  4. Đặt tên công ty thể hiện sự quyết tâm
  5. Đặt tên công ty theo biểu tượng
  6. Đặt tên công ty để truyền cảm hứng
  7. Sử dụng tiếng nước ngoài
  8. Đặt tên công ty hài hước

THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY

 Bạn cần mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh? Bạn cần nâng tầm quy mô hoạt động của công ty để xúc tiến việc hoạt động kinh doanh tới thị trường mới? Nếu vì lý do đó thì việc thực hiện thành lập văn phòng đại diện công ty (VPĐD) để mở văn phòng đại diện mới là điều tất yếu. Tuy nhiên thủ tục thành lập văn phòng đại diện tương đối phức tạp đối với những người lần đầu thực hiện, không nắm rõ cần chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm những gì? Điều kiện thành lập văn phòng đại diện quy định ra sao? Đừng lo lắng hãy cùng Nam Việt Luật tham khảo qua bài viết sau để có thêm những thông tin pháp lý hữu ích trước khi tiến hành mở văn phòng đại diện nhé!



Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty


– Thông báo đăng ký thành lập văn phòng đại diện;

– Bản sao CCCD, CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông về việc thành lập văn phòng đại diện;

– Quyết định của chủ sở hữu công ty/quyết định của chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng cổ đông về việc thành lập văn phòng;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cá nhân/tổ chức đại diện thực hiện thành lập văn phòng đại diện;


>>> Tham khảo chi tiết tại: https://thanhlapdoanhnghiepvn.vn/dich-vu/thu-tuc-thanh-lap-van-phong-dai-dien-cong-ty-1517468123

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY

 Bạn cần mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh? Bạn cần nâng tầm quy mô hoạt động của công ty để xúc tiến việc hoạt động kinh doanh tới thị trường mới? Nếu vì lý do đó thì việc thực hiện quyết định thành lập chi nhánh công ty để mở rộng kinh doanh tới thị trường mới là điều tất yếu. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ thủ tục thành lập chi nhánh công ty thực hiện như thế nào? Hồ sơ thành lập chi nhánh cần chuẩn bị những gì? Qua bài viết sau của Nam Việt Luật sẽ mang đến những thông tin hữu ích về pháp lý giúp cho các doanh nghiệp khi tiến hành mở chi nhánh công ty thành công!


Hồ sơ thành lập chi nhánh cần chuẩn bị:

  • Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật kí)
  • Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh)
  • Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này)
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
    • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
  • Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu
  • Giầy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).


Thành lập địa điểm kinh doanh

Bạn cần mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh? Bạn cần nâng tầm quy mô hoạt động của công ty để xúc tiến việc hoạt động kinh doanh tới thị trường mới? Nếu vì lý do đó thì tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh công ty để mở rộng kinh doanh mới là điều tất yếu. Hãy cùng Nam Việt Luật theo dõi qua bài viết sau đây để có thêm những thông tin hữu ích doanh nghiệp của bạn trước khi tiến hành mở địa điểm kinh doanh công ty nhé.



Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ thành lập thành lập địa điểm kinh doanh công ty:
Bước 2Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh:
Bước  3: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh:
Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh và chờ nhận kết quả.


>>> Tham khảo chi tiết tại: https://thanhlapdoanhnghiepvn.vn/dich-vu/thu-tuc-thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh-1482200203

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

 Bạn đang có những ý tưởng kinh doanh và muốn hiện thực hóa chúng bằng việc thành lập công ty tư nhân hay còn gọi là doanh nghiệp tư nhân nhưng không biết điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân ra sao? Thủ tục thành lập công ty tư nhân cần chuẩn bị những gì để tránh sai sót và vi phạm quy định của Luật Doanh Nghiệp? Quy trình pháp lý thành lập thế nào? Mở công ty tư nhân cần bao nhiêu vốn? Thời hạn góp vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu ngày? Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây về thủ tục thành lập công ty tư nhân để giải đáp tất cả những thắc mắc trên nhé!


Doanh nghiệp tư nhân là gì?

 - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

- Khái niệm thứ nhất: Thành lập công ty tư nhân (là một thuật ngữ thông thường mà con người thường nói với nhau để hàm ý rằng mình tự bỏ số tiền tự có ra để thành lập công ty tư nhân) 

- Khái niệm thứ hai: Thành lập doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn 01 trong 05 loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành, mà cho phép cá nhân có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp đó để thành lập.


>>> Nguồn tham khảo tại: https://thanhlapdoanhnghiepvn.vn/dich-vu/thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan-3532

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

Điều kiện thành lập công ty là gì?

 Điều kiện thành lập công ty được rất nhiều người quan tâm khi dự tính mở doanh nghiệp. Mọi người thường tìm hiểu các điều kiện về tên công ty, địa chỉ công ty, vốn điều lệ, vốn pháp định, ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Tuy nhiên trong luật doanh nghiệp mới nhất có 5 loại hình doanh nghiệp nên điều kiện để thành lập doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình. Hãy cùng Nam Việt Luật tham khảo qua bài viết sau đây để có thêm những thông tin cần thiết để mở công ty nhé.


Quy trình các bước thành lập công ty theo quy định mới nhất:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ thành lập công ty, thông tin thành lập công ty theo quy định

Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi thành lập công ty:

+ Chuẩn bị 04 bản CMND/Hộ Chiếu/ Căn cước công dân sao y công chứng không quá 03 tháng của tất cả thành viên mở công ty. (Sao y tại UBND Xã/Phường/Thị trấn);

>>> Để tiết kiệm thời gian sao y thì bạn có thể nhờ Nam Việt Luật sao y công chứng giúp bạn).

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ mở doanh nghiệp theo từng loại hình công ty mà bạn lựa chọn

Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tới Sở kế hoạch đầu tư trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại

Bước 4: Nhận kết quả tại phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư

Bước 5: Khắc dấu tròn công ty và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Bước 6: Đăng ký mở tài khoản ngân hàng, thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử

Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng, sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho công ty

Bước 9: Thực hiện khai thuế ban đầu, Đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 10: Báo cáo thuế, và làm sổ sách định kỳ hàng tháng, quý, năm


>>> Tham khảo chi tiết tại: https://thanhlapdoanhnghiepvn.vn/tin-tuc/dieu-kien-thanh-lap-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien



Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Thay đổi giấy phép kinh doanh

 Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh, thay đổi các thông tin như trụ sở, vốn điều lệ, thành viên, người đại diện theo pháp luật,… Nhiều doanh nghiệp chưa rõ thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp ra sao, hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh nghiệp gồm những gì? Hãy cùng Nam Việt Luật tham khảo qua bài viết sau đây có thêm những thông tin hữu ích trước khi tiến hành thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh nhé!


Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với thay đổi cổ đông/ thành viên là tổ chức vốn đầu tư nước ngoài;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân công chứng đối với thành viên mới, cổ đông nước ngoài, thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên khi thay đổi vốn của thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu đối với công ty một thành viên;